422000₫
8xbet is cáino Tập tin:Saint Augustine by Philippe de Champaigne.jpg|nhỏ|290x290px|Thánh Augustine thành Hippo, bức vẽ của Philippe de Champaigne.
8xbet is cáino Tập tin:Saint Augustine by Philippe de Champaigne.jpg|nhỏ|290x290px|Thánh Augustine thành Hippo, bức vẽ của Philippe de Champaigne.
Nhưng Hume cho rằng: thuyết nhân quả không thể đứng vững nếu được xem xét kỹ lưỡng. Thuyết nhân quả chỉ đúng với những sự kiện ''đã xảy ra trong quá khứ'', còn tương lai thì ta không thể chắc chắn, ta không thể chắc lần tới tay ta chạm vào lửa thì cảm giác đau có xuất hiện hay không. Rõ ràng, việc tay ta chạm vào lửa mà không thấy đau là có thể hình dung ra được và nó không vi phạm nguyên tắc logic nào (ngược lại, nếu ta phủ định những mệnh đề toán học như 1 + 1 = 2 thì sẽ gây ra những mâu thuẫn về mặt logic). Mặt khác, điều này cũng không thể được giải thích bằng kinh nghiệm, vì ta không thể trải nghiệm tất cả các lần chạm vào lửa để xem chúng có dẫn đến đau đớn hay không. Như vậy, đơn thuần việc quan sát rằng sự kiện B (ở đây là đau) luôn theo sau sự kiện A (ở đây là lửa) không phải là cơ sở hữu lý để ta tin rằng sự kiện B được gây ra bởi sự kiện A. Trong thí nghiệm nổi tiếng của Pavlov về phản xạ có điều kiện, nhà sinh lý học người Nga rung chuông ngay trước khi cho những con chó của mình ăn. Hai sự kiện này gắn bó mật thiết với nhau đến mức dần dần lũ chó sẽ tiết nước bọt mỗi khi nghe thấy tiếng chuông kêu. Hiển nhiên, tiếng chuông kêu không nhất thiết phải liên quan đến việc đưa thức ăn, nhưng hai sự kiện này đã được gắn chặt với nhau trong tâm thức của những chú chó tham gia thí nghiệm. Liệu những sự kiện mà ta hay cho gắn bó với nhau (như lửa và đau chẳng hạn) có khác nhiều so với ví dụ trên?